Chinababe

TAND TP HCM ngày 10/10 sẽ mở phiên họp xem xét yêu cầu của Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp dịch tỷ lệ cược pháp đức

【tỷ lệ cược pháp đức】Nhà thầu bị buộc trả lại 60 tỷ đồng cho Sawaco

TAND TP HCM ngày 10/10 sẽ mở phiên họp xem xét yêu cầu của Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp dịch vụ Việt Nam (IBS) về việc huỷ phán quyết của Trung tâm Trọng tài Thương mại TP HCM (Tracent). Nội dung phán quyết này là buộc IBS trả cho Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn - TNHH Một thành viên (Sawaco – chủ đầu tư) các khoản tạm ứng để thực hiện hợp đồng giữa hai bên là 1,àthầubịbuộctrảlạitỷđồtỷ lệ cược pháp đức5 triệu EUR, 55.000 USD và hơn 21 tỷ đồng (tổng cộng khoảng 60 tỷ).

IBS là một trong ba thành viên thuộc Liên danh Nhà thầu PYRENALIA-IBS-DT. Năm 2016, liên danh nhà thầu này ký hợp đồng với Sawaco để thực hiện hợp đồng Công nghệ thông tin truyền thông (GD5) thuộc dự án Giảm thất thoát nước, tăng cường mở rộng mạng lưới cấp nước và tăng cường thể chế cho Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn.

Mục đích của gói thầu là ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp nước tại TP HCM. Đây là hợp đồng thực hiện gói thầu quốc tế, sử dụng 3 nguồn vốn: ODA (3.243 tỷ đồng), vốn đối ứng từ ngân sách (hơn 305 tỷ đồng), vốn đối ứng từ Sawaco (70,5 tỷ đồng). Thời hạn hợp đồng từ 16/12/2016 đến 15/12/2020.

Theo thỏa thuận, IBS phải thực hiện phần chính của hợp đồng, cung cấp hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu Scada với tổng giá trị là 82 tỷ đồng (hơn 50% giá trị hợp đồng). Để thực hiện gói thầu, Sawaco đã tạm ứng cho các nhà thầu trong liên danh nhà thầu số tiền bằng 25% giá trị hợp đồng. Trong đó, Sawaco tạm ứng cho IBS hơn 1,5 triệu EUR, 55.000 USD và hơn 21 tỷ đồng.

Quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên không tìm được tiếng nói chung nên ngày 7/10/2022, Sawaco đã khởi kiện IBSra Tracent. Theo chủ đầu tư, để được tạm ứng số tiền trên, từng nhà thầu đã cung cấp cho Sawaco các bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh thực hiện (từ phía ngân hàng) theo quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, các khoản bảo lãnh này đã hết hạn vào ngày 13/10/2020. Các nhà thầu khác trong liên danh đã gia hạn, nhưng IBS vẫn không thực hiện dù nguyên đơn nhiều lần yêu cầu.

Sawaco cho rằng, việc IBS không gia hạn các khoản bảo lãnh là đã "không thực hiện theo đúng hợp đồng hoặc liên tục bỏ mặc việc thực hiện các nghĩa vụ của mình mà không có lý do chính đáng". Từ tháng 2/2021 đến tháng 9/2022, Sawaco đã gửi nhiều thông báo yêu cầu IBS và liên danh nhà thầu hoàn trả các các khoản tạm ứng, song đối tác không thực hiện.

Trong khi đó, phía IBS cho rằngđã làm văn bản gửi cho ngân hàng đề nghị được tu chỉnh và gia hạn bảo lãnh, song nhà băng từ chối nên bị đơn được miễn trừ nghĩa vụ. IBS cũng cho rằng không có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền tạm ứng vì bị đơn đã thực hiện phần lớn nghĩa vụ theo hợp đồng với giá trị gần 72 tỷ đồng - lớn hơn nhiều so với số tiền nguyên đơn tạm ứng.

Sau nhiều phiên họp, ngày 19/5/2023, Hội đồng trọng tàiđã viện dẫn nhiều căn cứ, chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc IBS phải trả lại cho Sawaco số tiền đã tạm ứng như trên, đồng thời phải hoàn lại cho nguyên đơn phí trọng tài là hơn 529 triệu đồng.

Theo Hội đồng trọng tài, điều khoản quy định về bảo lãnh tạm ứng khác với điều khoản quy định về tạm ứng. Bản chất của khoản tiền bảo lãnh chính là khoản tiền nhà thầu (bị đơn) cung cấp cho người thụ hưởng là nhà đầu tư (nguyên đơn). Do vậy, khối lượng công việc mà nhà thầu thực hiện không được khấu trừ vào chính tiền nhà thầu bỏ ra. Lập luật của bị đơn cho rằng khấu trừ khoản bảo lãnh tạm ứng vào số tiền gần 72 tỷ đồng IBS bỏ ra để thực hiện công việc là không có cơ sở.

Hơn nữa, việc duy trì bảo lãnh tạm ứng là nghĩa vụ của bị đơn, bởi đây là quan hệ giữa IBS và ngân hàng không thuộc phạm vi trách nhiệm của nguyên đơn. Do đó, Hội đồng trọng tại cũng không chấp nhận quan điểm của IBS cho rằng mình được miễn trừ trách nhiệm đối với việc không gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Phản đối việc buộc thi hành phán quyết bằng ngoại tệ

Không đồng ý với phán quyết trên, IBS cho rằng Hội đồng trọng tài đã áp dụng sai quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối - khi buộc bị đơn phải thi hành phán quyết bằng ngoại tệ; sai quy định về điều chỉnh quan hệ tạm ứng trong hợp đồng xây dựng; xác định sai chủ thể khởi kiện... nên yêu cầu TAND TP HCM tuyên huỷ phán quyết.

Theo IBS, đây là tranh chấp về hoàn trả tiền tạm ứng (trong dự án có nguồn vốn vay ODA), Hội đồng trọng tài phải vận dụng quy định của pháp luật về điều kiện thu hồi là khi nhà thầu sử dụng sai mục đích. Trong trường hợp này, Sawaco phải đưa ra được các chứng cứ chứng minh IBS đã không sử dụng tạm ứng hoặc sử dụng sai mục đích. Thực tế, IBS đã thực hiện hợp đồng giá trị gần 72 tỷ đồng.

Sawaco không cung cấp được chứng cứ IBS không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích tạm ứng, song Hội đồng trọng tài vẫn chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, thu hồi toàn bộ khoản tạm ứng đã cấp cho IBS là sai nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Các bên trong quan hệ tranh chấp đều là tổ chức kinh tế được thành lập hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, không thuộc trường hợp được sử dụng ngoại hối để thanh toán khi thực hiện các phán quyết.

Trong đơn kêu cứu gửi các cơ quan tố tụng và lãnh đạo TP HCM, IBS cho biết, tại các phiên họp của TAND TP HCM diễn ra hồi tháng 9, Chủ tịch Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết đã "thừa nhận có sai sót trong việc buộc IBS phải thi hành bằng ngoại tệ" và đề nghị TAND TP HCM khắc phục lỗi này. Tuy nhiên, theo IBS, sai sót này này không thuộc các trường hợp được sửa chữa mà phải huỷ.

Ngoài ra, IBS cho rằng, Hội đồng trọng tài đã xác định sai tư cách tố tụng của các bên. Công ty này không thể là bị đơn độc lập cho vụ kiện về chấm dứt hợp đồng do sai sót của nhà thầu khi chủ thể của hợp đồng là liên danh các nhà thầu.

Theo khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại, phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

Phán quyết trọng tài là chung thẩm, không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo bất cứ thủ tục nào. Phán quyết của trọng tài sẽ được thi hành nếu hợp pháp (khi không có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, hoặc hội đồng xét xử đã bác đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài).

Kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua phương thức trọng tài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bình Nguyên

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap